Ngâm chân hàng ngày là một kinh nghiệm được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông. Từ thực tiễn cuộc sống những người bị cước chân, đau tức chân vẫn thường được khuyên là ngâm chân bằng nước ấm với muối hoặc một số vị thuốc Y học cổ truyền như lá lốt, ngải cứu để chữa phong tê thấp ở người già.
Khi ngâm chân hàng ngày & đúng cách không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất. Đất thuộc âm (-), lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…
Đặc biệt là phụ nữ sau sinh, dương khí hao tổn suy yếu rất dễ bị bệnh khi gặp âm tà (do ẩm thấp). Điều này cũng lý giải vì sao ở Việt Nam, phụ nữ sau sinh thường đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 3 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.
Ngâm chân hàng ngày mang lại khá nhiều công dụng như:
Cải thiện trí não và tinh thần
Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Tăng cường thể chất
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.
Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Chữa trị các bệnh mãn tính
Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Giảm chứng mất ngủ
Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Có thể trị cảm lạnh
Ngâm chân nước muối thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ chứng lạnh chân vì vậy có thể giúp bạn điều trị cảm lạnh.
Giúp bổ thận, chống lão hóa
Tim cách gan bàn chân khá xa vì thế việc cung cấp máu cho đôi bàn chân là vô cùng ít ỏi. Nếu thường xuyên ngâm chân với nước muối sẽ giúp cho các thành phần hoạt chất có trong muối có thể chuyển đến thận và tim thúc đẩy lưu thông máu, có tác dụng bổ thận chống lão hóa.
Trị bệnh ngoài da
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
Khử mùi hôi chân
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày… đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Ngâm ngập cổ chân là nguyên tắc phải tuân thủ
Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó là vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can).
Đồng thời bàn chân là nơi có rất nhiều các huyệt nguyên, huyệt tỉnh của các đường kinh thường nằm xung quanh cổ chân và ngón tay. Huyệt tỉnh là nơi khởi nguồn của dương khí, huyệt nguyên là nơi hội tụ dương khí.
Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngâm chân thế nào để phát huy tác dụng:
1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân.
2, Không nên ngâm chân quá lâu, thời gian ngâm chân từ 10 đến 15 phút là thích hợp nhất vì ngâm chân trong thời gian dài máu sẽ chuyển xuống các chi dưới ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não.Mùa đông ngâm chân quá lâu sẽ khiến da bị khô, da dễ bị mẩn ngứa.
3. Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ, Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương cho da mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
4. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
5. Nên dùng bồn gỗ ngâm chân hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Bởi vì trong gỗ có chứa chất miễn dịch. Đây là một thành phần hóa học tự nhiên, vô cùng tốt và an toàn cho sức khỏe. Nó có khả năng kháng khuẩn, rất tác dụng trong việc cải thiện không khí và môi trường, có ích đối với các bệnh về da, làm quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, giúp da thêm khỏe mạnh. Chất miễn dịch chứa trong gỗ còn có khả năng điều hòa thần kinh, giảm bớt căng thẳng, nặng nề. Hương gỗ mà ta ngửi thấy thực chất là hương của chất miễn dịch.
6. Nên ngâm chân hàng ngày, sau khi ngâm xong thì nên lau khô và ủ ấm nếu như trời lạnh.
Ngày nay, thì việc tìm kiếm những nguyên liệu, thảo mộc để ngâm chân không còn quá khó khăn nữa. Ngoài việc ngâm chân hàng ngày với nước nóng bằng các thảo dược thông thường như muối, gừng, sả, lá lốt … thì các sản phẩm thảo mộc ngâm chân được tinh chế đóng sẵn giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn như muối thảo mộc ngâm chân… Sử dụng muối thảo dược để ngâm chân đơn giản, dễ thực hiện mỗi ngày và cũng chính là cách chăm sóc tốt nhất cho đôi chân của bạn.
Muối ngâm chân thảo dược Thảo Linh là sự kết hợp giữa Đá muối Himalaya và 24 loại thảo mộc Cam, Chanh, Tắc, oải hương, phong lữ, hoa hồng, nhài, cúc… cùng các loại tinh dầu hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất thân thiện và an toàn cho cơ thể. Với mùi hương tinh dầu cùng các vị thảo mộc sẽ đem lại cảm giác thư thái, giảm stress cho người sử dụng. Giúp thông kinh mạch lạc, hỗ trợ giảm nhức mỏi, điều hòa sự bài tiết mồ hôi qua chân. Giúp người sử dụng dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Liên hệ Hotline 0907.469.000 hoặc chat trực tiếp ngay trên trang web để được tư vấn chuyên sâu.